RETINOL: DA BỊ KHÔ TRÓC VÀ CÁCH XỬ LÝ

2-3 năm trở lại đây, retinol được “tôn vinh” như một thành phần chăm sóc da thần kỳ với khả năng tái tạo da mới, mang lại hiệu ứng trẻ hóa nhanh chóng. Tuy nhiên, khi dành thời gian tìm hiểu một chút, chúng ta dễ dàng rơi vào hoảng loạn khi thấy những bức ảnh da bị khô sần, thậm chí bong tróc khi treatment bằng retinol. Vậy retinol có thực sự an toàn cho tất cả mọi người? Liệu có bí quyết nào để quá trình dùng retinol trở nên dễ thở hơn? Cùng G.G.G lướt qua một số bí kíp bỏ túi cần chuẩn bị trước cho da treatment được nhẹ nhõm hơn nhé:

Tại sao treatment khiến da bị khô tróc?

Retinol tồn tại trong lớp hạ bì ở dạng retinoid như chất xúc tác cần có cho phản ứng tái tạo tế bào da mới. Việc bổ sung thêm retinol trong quá trình treatment sẽ giúp đẩy nhanh chu kỳ thay da mới này. Trong vài tuần đầu treatment, da sẽ khô hơn và xuất hiện các dấu hiệu tương tự như bị kích ứng: đỏ rát, bong tróc, .... Đừng vội hoảng loạn vì chúng là một phần tất yếu cho da treatment. Đây là kết quả của việc nhiều tế bào mới được sinh ra và đẩy các lớp tế bào cũ ra bên ngoài theo từng mảng và tróc dần ra theo thời gian một khi da đã tự điều chỉnh để thích nghi với lượng retinol bổ sung thêm.

Các tác dụng phụ này của retinol thường kéo dài khoảng một tháng đến một tháng rưỡi. Khoảng thời gian từ 4-6 tuần này khác nhau ở mỗi người tuỳ vào khả năng thích nghi của da và nồng độ retinol bạn dùng. Nếu bạn gặp phải tình trạng bong tróc da kéo dài hơn khoảng thời gian này, bạn nên tạm thời ngừng sử dụng và liên hệ chuyên gia để tránh da bị bào mòn quá mức làm ảnh hưởng đến nền da nhé.

 

Treatment không dành cho ai?

Tuy retinol là hoạt chất bổ sung có lợi cho hầu hết các loại da, nhưng nó không phải là một phương pháp phù hợp cho tất cả. Những người sở hữu da nhạy cảm hoặc có các bệnh lý về da liễu như như bệnh đỏ da Rosacea nên hạn chế tối đa sử dụng các loại hoạt chất mạnh. Đặc biệt, không bao giờ sử dụng retinol trên vùng da đang nổi đỏ, bị kích ứng hoặc bong tróc. Nếu da của bạn thường khô và bong tróc, hãy thử tìm các sản phẩm chứa retinoic esther, một dạng dịu nhẹ hơn của retinol và retinoid.

Ngoài ra, hãy tránh dùng retinol nếu bạn phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng trực tiếp mặt trời vì retinol có thể làm cho da của bạn trở nên đặc biệt nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, Một số loại retinol cũng được khuyến cáo không sử dụng khi đang mang thai hoặc đang cho con bú.

 

Bí kíp chọn retinol phù hợp cho người mới bắt đầu

Khi mới bắt đầu, dù là retinol của thương hiệu nào, có 2 tiêu chí cơ bản mà bạn luôn cần phải tìm hiểu trước khi quyết định mua hàng: nồng độ retinol và tần suất sử dụng tối thiểu trong tuần. Ngoài ra, bạn cũng nên xem lại một loạt các sản phẩm khác trong routine hiện tại trước khi thêm vào retinol để tránh phản ứng chéo nữa đấy. 

  1. Nồng độ retinol:

Hầu hết các chuyên gia da liễu đều nhất trí rằng bạn nên sử dụng retinol với nồng độ từ 0,25% đến 1% để xem thử liệu da có hưởng lợi từ treatment. Nếu bạn tự tin da có sức chống chịu tốt, hãy tự tin bắt đầu bằng những sản phẩm có nồng độ ở khoảng giữa đó, tức tầm 0.5%. Retinol ở nồng độ 0,5% thường sẽ phù hợp với hầu hết các loại da. Thực chất đây cũng là giới hạn về mà bạn không nên vượt qua, thấp hơn có thể sẽ không đủ để mang lại hiệu quả trong thời gian mong muốn nhưng cao hơn sẽ đi kèm với nguy cơ bị tác dụng phụ cao hơn.

Đặc biệt, đối với những người có làn da tối màu, nhiều chỗ thâm sạm, nồng độ retinol 0,5% nên là mức trần và phải luôn được kết hợp cùng với kem dưỡng ẩm có chứa lipid. Tone da sạm tối thường do số lượng lớn melanocyte (tế bào sản xuất sắc tố) tồn tại ở trong lớp tế bào đáy ở phần sâu nhất của biểu bì. Retinol càng mạnh thì càng làm tăng tình trạng viêm, khô da, kích thích hoạt động của melanocyte để sản sinh thêm sắc tố và khiến da trông sẫm màu hơn. 

  1. Tần suất sử dụng trong tuần:

Thêm từ từ retinol vào routine của bạn khiến da dễ dung nạp hơn, cho phép da hưởng được những lợi ích lâu dài của retinol. Hãy chọn những sản phẩm chỉ cần sử dụng hai lần mỗi tuần vào ban đêm. Sau tầm một tháng, khi da đã quen với treatment thì bạn có thể chọn những sản phẩm được khuyên dùng hằng ngày. 

Bên cạnh đó, trong ba tháng đầu tiên sử dụng, retinol chỉ nên được sử dụng với một lượng bằng hạt đậu trước kem dưỡng ẩm. Lượng này sẽ đảm bảo độ an toàn cho da nhưng cũng vừa đủ để thấm dần vào lớp hạ bì của da và kích thích tăng sản xuất collagen, hỗ trợ tái tạo đàn hồi da, giúp da căng mịn và mờ dần các nếp nhăn nhỏ.

  1. Các sản phẩm khác trong routine:

Để tránh mẩn đỏ, bong tróc và kích ứng, người mới bắt đầu cũng không nên kết hợp retinol với các hoạt chất hoạt tính tẩy mạnh như AHA, BHA, axit glycolic, salicylic, L-ascorbic và benzoyl peroxide. Một routine chăm sóc da càng nhẹ nhàng, đơn giản thì càng tăng được hiệu quả khi sử dụng retinol. Để làn da vượt qua giai đoạn đầu và không còn bị bong tróc nữa hãy mới cân nhắc sử dụng lại dần các sản phẩm này nhé. Cách an toàn nhất là tạo thời gian nghỉ giữa chúng càng nhiều càng tốt bằng cách sử dụng benzoyl peroxide vào buổi sáng và xen kẽ vào buổi tối với AHA / BHA.

 

Cách chăm da hạn chế bong tróc, kích ứng khi treatment

Đối với da bong tróc vì treatment, điều tối kỵ là để da thiếu nước. Thực chất, bạn nên kiếm được một sản phẩm cấp ẩm và khoá ẩm yêu thích trước khi tìm hiểu về sản phẩm retinol. Một số hoạt chất cấp ẩm mà bên nên cân nhắc lựa chọn trong các sản phẩm để dùng kèm với retinol bao gồm:

  1. Emollients (chất làm mềm): 

Chất làm mềm thực chất là chất dưỡng ẩm giúp làm dịu và mềm da, chuyên điều trị da khô và bong tróc hoặc bong tróc. Khi da bị nứt nẻ sẽ để lại những khoảng trống giữa tế bào da, emollient sẽ xen kẽ vào các rãnh nhỏ đó, bao phủ các tế bào sừng giúp lấp đầy chúng bằng các hoạt chất lipid, hay còn gọi là chất béo. Ceramides và các loại dầu thực vật như dầu dừa, bỏ hạt mỡ (shea butter) là những ví dụ điển hình của emollients. Tuy nhiên, hãy chỉ sử dụng một lượng nhỏ bằng hạt đậu vì lớp emollients quá dày trên da có thể làm tắc nghẽn các tuyến dầu gây mụn. Sử dụng nhiều hơn cũng không đồng nghĩa da sẽ ẩm và dịu hơn mà chỉ khiến da bị bí tắc và tăng nguy cơ bong tróc da.

  1. Humectant (chất hút ẩm): 

Những chất giữ ẩm như niacinamide, panthenol, glycerin và axit hyaluronic có thể giúp làm chậm quá trình mất nước qua lớp biểu bì do sử dụng retinol. Humectant, hay chất giữ ẩm, hoạt động bằng cách hút và giữ phân tử ẩm từ môi trường; từ đó tăng ẩm cho da và làm dịu tình trạng da khô tróc do retinol. Điểm nổi trội của humectant là bạn có thể hưởng những lợi ích này ở cả dạng serum lỏng và kem dưỡng. Nếu bạn thích cảm giác thoáng mát và ngại sự bí rít, serum sẽ là sự lựa chọn tối ưu hơn cho bạn. Hãy tham khảo thử brightening serum của G.G.G với cả 2 humectants trong 1 công thức: 10% HA và 5% Niacinamide cho làn da dịu, mịn tức thì sau khi treatment. Tuy nhiên, nếu bạn có nền da khô, humectant sẽ không đủ để bảo vệ ẩm cho da bạn giữa khí trời hanh khô như trong phòng có điều hòa. Điểm trừ của humectant là sẽ bị hút ẩm ngược lại ra môi trường nếu da bạn ẩm hơn không khí. Trong trường hợp này, những làn da khô hoặc bị bong tróc nhiều nên lựa chọn humectant có thêm đặc tính khoá ẩm để tránh bị hút ẩm ngược. Bạn có thể tham khảo beta-glucan trong Chaga 100 với công thức chuyên dành cho da bị tổn thương, bong tróc và trong giai đoạn nhạy cảm hậu kích ứng, đang treatment,... 

Ngoài ra, retinol sẽ làm cho da trở nên cực kì nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Dù chúng ta sử dụng retinol vào ban đêm thì vẫn cần chăm chỉ sử dụng kem chống nắng mỗi sáng. Điều cuối cùng mà bạn muốn thấy là lớp da non mới hình thành sẽ trở nên đỏ rát và thâm sạm đi vĩnh viễn vì vội ra đường mà quên bước chống nắng.

Dù da khô sần, bong tróc khi treatment là điều không tránh khỏi nhưng bạn vẫn có thể giúp da hạn chế tối đa những phản ứng phụ không mong muốn ấy. Đừng quá vội vàng chọn ngay những sản phẩm chứa nhiều retinol và hi vọng sẽ nhanh chóng sở hữu làn da đẹp như mơ. Đi những bước nhỏ và trang bị những sản phẩm cấp ẩm, phục hồi là bí kíp cho một hành trình treatment thực sự thành công.


Nguồn: Tổng hợp