TỔNG HỢP NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NẮNG VÀ TRÁNH NẮNG

Hè là mùa chúng ta đặc biệt quan tâm đến cách bảo vệ da dưới nắng. Bạn sẽ được nghe rất nhiều về việc các loại tia UV khác nhau sẽ gây ra những tác động khác nhau trên da, dẫn đến hàng trăm loại kem chống nắng phổ rộng, UVA, UVB,...  được bày bán khiến bạn “rối não” khi lựa chọn. Để đưa ra quyết định phù hợp nhất cho bản thân, dành một chút thời gian để phổ cập những thông tin cơ bản về các loại tia UV và tác hại của chúng là lựa chọn vô cùng khôn ngoan và hữu ích đấy. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng, phải không nào?

Tia bức xạ UV là gì?

 

Chỉ có một số loại côn trùng mới có thể nhìn thấy tia cực tím, con người thì không. Chúng ta hoàn toàn không cảm nhận được sự có mặt của nó cho đến khi da và sức khỏe có dấu hiệu “báo động” và mọi chuyện đã quá muộn để cứu vãn. Ngay cả trong những ngày nhiều mây, dù chúng ta không thấy nắng nhưng tia UV vẫn đến Trái Đất và âm thầm đốt cháy, làm hỏng làn da từ sâu bên trong. Tin mừng là phần lớn các tia bức xạ UV từ ánh sáng mặt trời đều đến Trái Đất sẽ bị bầu khí quyển hấp thụ. Nhưng tin buồn là vẫn có 2 loại “vượt rào” thành công, chúng được gọi là UVA và UVB.

UVA là gì?

​Bức xạ UVA chiếm 95% tổng số tia UV “vượt rào” thành công qua bầu khí quyển để chiếu đến Trái Đất. UVA xâm nhập sâu vào da và thậm chí có thể xuyên qua kính. Hiện tượng đầu tiên của da khi bị “phơi” UVA quá lâu là rám nắng và tối màu. Về lâu dài, UVA tạo ra các gốc tự do gây đứt gãy những liên kết giữa các tế bào da, làm hỏng collagen và elastin, dẫn đến các dấu hiệu lão hoá da như chân chim, nếp nhăn, chảy xệ do mất đàn hồi,... Một sự thật thú vị là chữ A trong UVA xuất phát từ tác động gây lão hoá (AGING) này của nó. 

UVB là gì?

Bức xạ UVB chỉ chiếm 5% lượng tia UV trên Trái Đất nhưng lại sở hữu nguồn năng lượng khổng lồ. Tuy không xâm nhập sâu như UVA nhưng UVB mang sức mạnh tàn phá khủng khiếp, gây ra những tổn thương không-thể-quay-đầu cho lớp trên cùng của da. Theo Saira George, M.D., bác sĩ da liễu tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, UVB làm hỏng các tế bào da, gây ra đột biến DNA và có thể dẫn đến ung thư hắc tố melanin cùng các loại ung thư da khác. Bức xạ UVB cũng có thể gây đục thủy tinh thể. Khi tiếp xúc trực tiếp với UVB trong thời gian dài, các protein trong ống kính mắt của bạn sẽ bắt đầu huy động thêm sắc tố xung quanh để bảo vệ giác mạc khỏi bị “đốt cháy” nhưng lại vô tình dẫn đến việc thị giác bị ngăn cản và mờ dần. Vì những tác động đốt cháy cơ thể của loại bức xạ này, chúng được gắn với chữ B trong BURNING (đốt cháy)

Nên chọn kem chống nắng sao cho hiệu quả?

​​​​​​Phương pháp bảo vệ hiệu quả nhất là phòng chống. Cách bảo vệ da khỏi tia UV tốt nhất là là tránh xa hẳn ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ngay cả khi ở trong bóng râm, tia UV vẫn có thể phản xạ từ các bề mặt như bê tông, nước, cát và mặt đường để gây ra những tổn thương đáng kể cho làn da. Nếu cần phải ra nắng, hãy luôn nhớ sử dụng kem chống có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn. Nên chọn kem chống nắng phổ rộng vì chúng có khả năng phản xạ và hấp thụ bức xạ của cả UVA và UVB. Một số nguyên tắc chung khi bôi kem chống nắng:
  • Bôi kem chống nắng ít nhất 30 phút trước khi ra nắng và bôi lại mỗi 2 tiếng hoặc sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.

  • Dành thời gian skincare trước khi bôi kem chống nắng. Da được cấp đủ dưỡng từ skincare sẽ tăng khả năng chống chịu dưới nắng, khi kết hợp với lớp bảo vệ của kem chống nắng sẽ tạo nên khiên kép vững chắc hơn cho da. Nhưng điều này không đồng nghĩa càng nhiều lớp skincare thì càng có lợi cho da. Ngược lại, lớp skincare càng dày sẽ khiến da càng bí, lỗ chân lông bị bít tắc khiến những vấn đề khác phát sinh, như mụn, dầu thừa,.. Vì vậy, bí quyết nằm ở sự tối giản. Chọn 1-2 sản phẩm đinh để cung cấp cho da những dưỡng chất cơ bản và cần thiết nhất. Một ví dụ điển hình bạn có thể tham khảo tại là Ampoule Chaga 100 với 100% - siêu serum đa nhiệm với sức mạnh nuôi dưỡng tương đương 1 skincare routine cơ bản.

  • Cuối cùng, đừng quên khoác thêm áo để che chắn khi ra đường. Theo bác sĩ da liễu Saira George: “Một chiếc áo chống nắng thực sự có thể giúp bạn lấp đầy những khoảng trống mà kem chống nắng để lại”. Ngoài chiếc áo chống nắng, đừng quên che chắn những nơi khác của cơ thể như tóc và mắt bằng chiếc mũ rộng vành hoặc kính râm chống tia UV nhé

Hi vọng bạn sẽ góp nhặt được những kiến thức bổ ích cùng như tìm thấy được thông tin bạn đang tìm kiếm ở bài viết này. Chúc bạn sẽ sớm có xây dựng cho bản thân một skincare routine hè hợp lý và kiếm được loại kem chống nắng phù hợp nhất với mình trong mùa hè năm nay nhé.


Nguồn: Tổng hợp