FACE MAPPING CÓ THỰC SỰ ĐÁNG TIN?

Ngày nay, đa số chúng ta đều quá bận để thực hiện các đợt khám sức khỏe định kỳ. Bệnh lý thường chỉ được phát hiện khi xuất hiện những biến chứng trở nặng hơn khiến chúng ta bỏ lỡ thời điểm vàng để chữa trị. Nhưng trước khi các loại xét nghiệm máu và chụp cắt lớp được ra đời, các bác sĩ ngày xưa chỉ có thể dựa trên quan sát vẻ ngoài của bạn để đưa ra chẩn đoán lâm sáng. Và một trong những nơi đầu tiên và dễ quan sát nhất chính là da mặt của bạn. Đây cùng chính là câu chuyện khởi nguồn cho Face Mapping - một kỹ thuật chẩn đoán sức khoẻ nhanh chóng, tiết kiệm mà chúng ta có thể áp dụng hằng ngày để theo dõi tình hình sức khỏe dựa trên các khuyết điểm trên da

FACE MAPPING LÀ GÌ?

Face Mapping, hay bản đồ khuôn mặt, là lĩnh vực chuyên nghiên cứu về sự liên kết giữa các vấn đề của cơ quan trong cơ thể với những biểu hiện bất thường của các vùng da trên mặt, như độ sáng, màu sắc, nếp nhăn, mụn,... Y học cổ truyền của Trung Quốc và Ayurvedic từ lâu đã ứng dụng thành thạo gần 3,000 năm nay kỹ thuật Face mapping như một phương pháp chuẩn đoán tổng thể tình trạng sức khỏe cá nhân thông qua vị trí của các khuyết điểm trên da. Face mapping định vị và chuẩn đoán dựa trên ít nhất 10 vùng da khác nhau trên mặt và vì thế, có thể chỉ điểm ra ít nhất 10 vấn đề nội tại tiềm ẩn của các cơ quan khác bên trong cơ thể. 

FACE MAPPING CÓ THỰC SỰ ĐÁNG TIN?

Mọi sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt, từ ăn quá ít rau quả đến huyết áp cao, thói quen ngủ không tốt, hút thuốc, tiêu thụ quá nhiều caffeine, thiếu vitamin,... khiến “độc tố” tích tụ trong các cơ quan của cơ thể, bao gồm cả da. Face Mapping dựa trên nguyên lý rằng tất thay đổi này liên kết chặt chẽ với nhau, và chúng ta có thể áp dụng những biểu hiện ngoài da này để chuẩn đoán những vấn đề đến từ các cơ quan khác. Dù không được phát triển trên nền y học hiện đại nguyên tắc nền cơ bản này của Face mapping được ủng hộ và công nhận bởi phần lớn giới y học hiện đại. Thực tế, những năm gần đây, một số điều chỉnh mới của Face Mapping dựa trên các kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại đã và đang được áp dụng rộng rãi bởi các chuyên gia da liễu. Tuy nhiên, họ vẫn dựa trên ý tưởng nguyên thuỷ rằng một vết mụn, thâm hay nếp nhăn trên mặt bạn là dấu hiệu của một vấn đề sâu hơn bên trong cơ thể.

FACE MAPPING BẠN NÊN BIẾT

Dưới đây là một số khu vực trên mặt bạn cần lưu ý khi đột ngột xuất hiện nhiều khuyết điểm không mong muốn như mụn, vết thâm sạm,... và cách để đối phó với chúng. 

Cằm

Vùng quai hàm và cằm tương ứng với hệ thống nội tiết tố và sinh sản. Nổi mụn ở đây có thể liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, mất cân bằng hormone do thay đổi về tâm sinh lý.

Miệng

​​Miệng tượng trưng cho dạ dày và ruột già. Vết loét ở khu vực này có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày hoặc quá nhiều đồ sống lạnh khiến dạ dày phải hoạt động quá mức để ”hâm nóng, làm chín” thức ăn.

Hai bên má liên quan đến dạ dày, lá lách và hệ thống hô hấp. Các vết kích ứng đỏ trên má có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bao tử. Còn nổi mụn nhiều bất thường có thể liên quan đến dị ứng hoặc các vấn đề về xoang.

Mũi

Mũi được tách thành hai phần. Bên trái đại diện phía bên trái của trái tim và bên ngược lại. Và bất kỳ dạng tắc nghẽn nào liên quan đến tim hoặc bất thường trong chỉ số huyết áp và cholesterol thường xuất hiện dưới dạng mẩn đỏ, mụn đầu đen, mụn ẩn, hoặc tăng tiết nhờn.

Vùng quanh mắt

Da bên dưới mắt liên kết chặt chẽ với lượng chất lỏng trong cơ thể. Căng thẳng kéo dài hoặc thiếu nước có thể dẫn đến bọng mắt, quầng mắt hoặc quầng thâm.

Chân mày

Khu vực trên lông mày của bạn có liên quan đến túi mật và gan của bạn. Nếu bạn đang nổi mụn ở đó, hãy thử hạn chế đồ ăn vặt hoặc chế biến sẵn và giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống của bạn.

Khoảng giữa hai lông mày tương ứng với gan. Gan đóng vai trò giải độc, vì vậy các chất độc từ cảm xúc tiêu cực hoặc chế độ ăn uống không tốt có thể gây bất lợi cho vùng da mặt này.

Thái dương

Vùng thái dương đại diện cho thận và bàng quang. Nhiễm trùng hoặc viêm ở những khu vực này có thể tự biểu hiện thông qua mụn trứng cá. Hoặc một số loại thuốc không phù hợp với cơ thể bạn cũng có thể ảnh hưởng ở đây.

Trán

Trán có liên quan đến hệ tiêu hóa. Các tình trạng như viêm đại tràng co thắt có thể làm mụn và nếp nhăn xuất hiện ở nhiều hơn ở khu vực này. Bạn có thể đang có một chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng, thiếu ngủ và thường xuyên bị căng thẳng.


Nguồn:

  1. Lauren Sharkeyon, medically reviewed by Catherine Hannan, M.D., August 1, 2019, “Can You Use Face Mapping to Improve Your Skin’s Health?”, [online]. © 2005-2021 Healthline Media a Red Ventures Company. Available at: https://www.healthline.com/health/face-mapping 
  2. Faith Xue, reviewed by Lucy Chen, MD Board-Certified Dermatologist, fact checked by Anna Harris, August 16, 2021, “Face Mapping: What Your Breakouts Can Reveal About Your Health”, Byrdie, [online]. Available at: https://www.byrdie.com/about-us-4776890